Jacob Roach – một nhà đánh giá về game và các máy tính tại Digital Trends đang khá bất ngờ về chiếc máy tính hiện đại của mình nhưng vẫn không thể update lên Windows 11.
Vào ngày 24/06/2021 Microsoft đã giới thiệu về Windows 11 và có thể chạy được các ứng dụng Android cùng nhiều cải tiến khác cho việc chơi game. Jacob đã khá cẩn thận khi tải xuống ứng dụng PC Health check của Microsoft để kiểm tra và đã nhận lại thông báo rằng PC mà ông đang dùng không thể nào hỗ trợ Windows 11.
Rõ rang Microsoft đã đưa ra những thông tin trong buổi giới thiệu khi Microsoft 11 không đòi hỏi quá nhiều để các máy tính được update đó là có bộ xử lý lõi kép, RAM 4GB và ít nhất có 64GB dung lượng. hãng cũng nhấn mạnh hệ thống PC phải có hỗ trợ Trusted Module Platform (TPM 2.0). Vấn đề của Jacob gặp phải đó chính là TPM.
Hiện nay thì Microsoft đã tạm thời gỡ bỏ ứng dụng PC Health check để tránh sự nhầm lẫn và đang làm rõ thêm về yêu cầu TPM. Chắc chắn câu chuyện của Jacob không phải là duy nhất.

Windows 11 yêu cầu TPM 2.0
Như đã đề cập ở một bài viết về TPM được đăng trên LapCity thì TPM là một con chip nằm trên bo mạch chủ trên máy tính của bạn. Nó có nhiệm vụ chuyên xử lý các bo mạch chủ, xử lý mã hóa phần cứng và cho phép người dùng đăng nhập thông qua Windows Hello và sử dụng BitLocker trên Windows 10.
Từ năm 2016, Windows yêu cầu các nhà sản xuất PC bao gồm chip TPM trên các thiết bị chạy Windows 10 nhưng điều đó không phải là sự đồng nhất trên toàn bộ thị trường nói chung.
Có rất nhiều bo mạch chủ không bao gồm TPM ví dụ như Asus Tuf gaming Z490 – Plus và đã gây ra những sự nhầm lẫn cho những người kiểm tra xem máy tính của mình có thể nâng cấp lên Windows 11 hay không.
Bạn có thể kiểm tra máy mình có chip TPM hay không bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập tpm.msc. Sẽ có một cửa sổ hiện lên trong đó ghi rõ thông tin về chip TPM máy của bạn.
Asus và các hãng khác có bán chip TPM chuyên dụng với giá khoảng 50 đô tuy nhiên đã được Scalpers nhanh chóng nhập mua và bán chúng trên thị trường đồ cũ với giá 100 đô.
Cách bật TPM
Nếu như bo mạch chủ không có TPM thì chúng ta sẽ có phần mềm TPM. Bạn có thể thông qua tính năng của Intel Platform Trust Technology (PTT) hoạt động giống như TPM trên Windows. Mỗi bo mạch chủ có thể khác nhau một chút nhưng bạn có thể bật cài đặt này trong BIOS của mình.
Ngoài ra bạn cũng có thể đăng ký chương trình của Người dùng nội bộ Windows và bạn sẽ có quyền truy cập vào bản dùng thử Windows 11. Microsoft cho biết, họ sẽ cho phép ngoại lệ có giới hạn đối với các yêu cầu phần cứng đầy đủ với các bản dựng này.
Tuy nhiên đây chỉ là một giải pháp tạm thời. Sau khi Windows 11 chính thức được phát hành thì bạn sẽ cần có một bo mạch chủ và tròng đó chưa TPM hoặc bạn sẽ hoàn nguyên về Windows 10. Hy vọng rằng sẽ không có quá nhiều người mắc kẹt ở trong đó.
Nguồn: digitaltrends