Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chia sẻ video màu hé lộ cách robot tự hành chụp bức ảnh ‘tự sướng’ bên cạnh trực thăng Ingenuity hôm 6/4.

Robot NASA 'tự sướng' trên sao Hỏa như thế nào?
Robot NASA 'tự sướng' trên sao Hỏa như thế nào?

Robot Perseverance chụp ảnh tự sướng cùng trực thăng Ingenuity. Ảnh: NASA.

Ảnh chụp tự sướng cho phép các kỹ sư kiểm tra tình trạng hao mòn trên robot, đồng thời truyền cảm hứng cho cộng đồng. Ngoài ra, microphone tiếp cận khí quyển, đáp xuống và hạ cánh của robot cũng ghi lại âm thanh các motor chạy ro ro trong suốt quá trình.

Video từ một trong những camera định vị của Perseverance cho thấy cánh tay robot của phương tiện vận động để chụp 62 khung hình tạo thành bức ảnh ghép. Bức ảnh tự sướng của Perseverance ra đời với sự trợ giúp của đội ngũ nòng cốt gồm khoảng 12 người, trong đó có chuyên viên điều khiển xe tự hành, kỹ sư thử nghiệm ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL), kỹ sư vận hành camera chuyên phát triển trình tự thao tác, xử lý ảnh chụp và kết hợp các bức ảnh. Cả đội mất một tuần để soạn tất cả chỉ thị cần thiết.

JPL hợp tác với Hệ thống Khoa học Không gian Malin (MSSS) ở San Diego, đơn vị phục trách chế tạo và vận hành camera tự sướng. Mang tên WATSON (Wide Angle Topographic Sensor for Operations and eNgineering), camera này được thiết kế chủ yếu để chụp ảnh cận cảnh chi tiết bề mặt đá thay vì ảnh góc rộng. Do mỗi bức ảnh của WATSON chỉ gồm một phần nhỏ khung cảnh, các kỹ sư phải lệnh cho robot chụp hàng chục lần để tạo ra ảnh tự sướng.


Kỹ sư NASA giải thích cách Perseverance chụp ảnh tự sướng. Video: JPL.

Khi nhận được ảnh chụp từ sao Hỏa, những kỹ sư xử lý ảnh chụp MSSS bắt tay vào việc. Họ xử lý bất kỳ vệt mờ nào do bụi bám trên thiết bị dò ánh sáng của camera gây ra. Sau đó, họ ghép những khung hình thành ảnh ghép và xóa đường nối bằng phần mềm. Cuối cùng, một kỹ sư làm méo và cắt ảnh ghép để sản phẩm trông giống ảnh chụp từ camera thông thường mà mọi người vẫn thấy.

Giống như robot Curiosity, Perseverance cũng có một tháp xoay ở cuối cánh tay robot. Cùng với các thiết bị khoa học khác, trên tháp đặt camera WATSON hướng ống kính vào robot tự hành trong lúc chụp ảnh tự sướng. Cánh tay robot đóng vai trò như gậy tự sướng và không nằm trong khung hình ở bức ảnh cuối cùng. Việc ra lệnh để Perseverance chụp ảnh tự sướng khó khăn hơn nhiều so với Curiosity. Trong khi tháp xoay của Curiosity có đường kính 55 cm, tháp xoay của Perseverance lớn hơn hẳn với đường kính 75 cm.

JPL tạo ra phần mềm nhằm đảm bảo cánh tay không va vào robot tự hành. Mỗi lần phát hiện nguy cơ va chạm dựa theo mô phỏng trên Trái Đất, nhóm kỹ sư lại điều chỉnh phương hướng cánh tay. Quá trình lặp lại hàng chục lần nhằm đảm bảo chuyển động của cánh tay an toàn. Chuỗi lệnh cuối cùng đặt cánh tay ở gần robot hết mức có thể mà không va vào nó. Các kỹ sư cũng chạy mô phỏng để chắc chắn trực thăng Ingenuity được đặt ở vị trí phù hợp trong bức ảnh tự sướng cuối cùng hoặc microphone có thể ghi lại âm thanh từ motor ở cánh tay robot. Tiếng motor chạy nghe giống như một bản nhạc khi dội qua khung gầm của robot tự hành.



Du lịch nhật bản, hướng dẫn du lịch Nhật và đánh giá địa điểm Nhật Bản Japan travel news, japan travel guides, japan holiday destinations and japan reviews

Bài viết hay ho mới nhất

BÀI LIÊN QUAN

Liệu có bao giờ ta lấy lại được khả năng học hỏi của thời thơ ấu không?

Trẻ nhỏ có bộ não rất tuyệt diệu: các bé có thể học hai ngôn ngữ ngay khi chúng bắt đầu tập nói. Tuổi nhỏ có vẻ là khoảng thời gian tốt nhất để học nhạc và có thể đạt được trình độ cao dễ hơn cả. Nhưng đó không…

Xem chi tiết: Liệu có bao giờ ta lấy lại được khả năng học hỏi của thời thơ ấu không?

Ứng dụng "Shazam cho chim" nhận diện tiếng hót với độ chính xác không tưởng

Công cụ Sound ID dựa trên học máy của Merlin Bird ID cho kết quả ấn tượng khi nhận dạng được tiếng hót của từng chú chim một dù môi trường nhiều tạp âm. Trên thị trường hiện nay có không ít ứng dụng nhận dạng các loài chim dựa…

Xem chi tiết: Ứng dụng "Shazam cho chim" nhận diện tiếng hót với độ chính xác không tưởng

Bật mí về Katyusha - giàn pháo phản lực khiến phát xít Đức khiếp sợ

Trong báo cáo về cuộc phản công của Hồng quân Liên Xô năm 1941, một lính Đức bị bắt đã nói rằng: “Hỏa lực từ tên lửa của Hồng quân khiến con người như phát điên”, ám chỉ sức mạnh của Katyusha, loại pháo phản lực phóng loạt đầy uy…

Xem chi tiết: Bật mí về Katyusha - giàn pháo phản lực khiến phát xít Đức khiếp sợ

Hoàng đế nắm trong tay điểm yếu gì mà khiến thị vệ nào cũng phục tùng, không dám làm phản?

Hoàng đế phong kiến thường có 1001 tuyệt chiêu để tự bảo vệ mình. Một trong số đó là nắm chắc điểm yếu của những kẻ tùy tùng. Từ xa xưa, bên cạnh tiền bạc, quyền lực luôn là một niềm khao khát của rất nhiều người, có thể nói…

Xem chi tiết: Hoàng đế nắm trong tay điểm yếu gì mà khiến thị vệ nào cũng phục tùng, không dám làm phản?

Phát hiện tượng cẩm thạch không đầu 1.800 năm tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ

Bức tượng bằng cẩm thạch mô tả một người phụ nữ mặc áo choàng đứng trên bục, hiện chưa rõ danh tính và mục đích điêu khắc. Phòng Khai quật thuộc Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ thông báo, phát hiện tượng cẩm thạch 1.800 năm tuổi…

Xem chi tiết: Phát hiện tượng cẩm thạch không đầu 1.800 năm tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ

Ứng dụng lốp xe không hơi của NASA cho xe đạp

Startup Mỹ ứng dụng công nghệ do NASA phát triển cho robot sao Hỏa vào lốp xe đạp dưới mặt đất nhằm tăng độ bền và tính hiệu quả. NASA hợp tác với SMART Tire, startup có trụ sở tại Los Angeles, để sử dụng công nghệ lốp xe không…

Xem chi tiết: Ứng dụng lốp xe không hơi của NASA cho xe đạp

Video: Hổ mang đất bất ngờ tấn công gà mẹ đang ấp trứng, trận chiến sẽ có kết quả ra sao?

Con rắn hổ mang đã chủ động tấn công gà mẹ nhưng nó đã gặp phải đối thủ “cứng cựa”. Rắn hổ mang đất tấn công gà mẹ. Một con rắn hổ mang đất (Tên khoa học là Naja kaouthia) đang lang thang tìm kiếm con mồi thì phát hiện…

Xem chi tiết: Video: Hổ mang đất bất ngờ tấn công gà mẹ đang ấp trứng, trận chiến sẽ có kết quả ra sao?

Lần đầu tiên phát hiện ra hiện tượng dữ dội: Hố đen nuốt chửng sao neutron

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra 2 trường hợp 2 hố đen nuốt chửng những ngôi sao neutron – những vật thể được cho là đặc nhất vũ trụ. Sóng hấp dẫn phát ra từ 2 sự kiện trên đã được…

Xem chi tiết: Lần đầu tiên phát hiện ra hiện tượng dữ dội: Hố đen nuốt chửng sao neutron

Thiết bị khóa hàm răng cho người muốn giảm cân

Dựng tóc gáy với hàm răng kinh dị "làm thịt" cả tàu ngầm của cá mập cắt bánh quy

Khám phá thực đơn 120 món của phi hành gia Trung Quốc trên trạm vũ trụ

Rắn đuôi chuông xuất hiện tràn lan ở California

Hơn 34 người đột tử trong 1 ngày vì nắng nóng "vạn năm có một" ở Canada

NASA đã tìm được "hành tinh sống được" suốt 1 triệu năm

Sốc với "bóng ma" như thời hiện đại giữa thành phố cổ 3.000 năm

Internet vệ tinh phủ sóng toàn cầu từ tháng 8

Bài viết khác

Latest News Around The World Verified News Explorer Channel Network