
Vụ án này cũng là sự kiện gần nhất mà công dân nước này bị bắt ngồi tù vì vi phạm các chính sách bản quyền. Sau khi phát hiện đoạn video trái phép được đăng lên YouTube, Hiệp hội Phân phối nội dung ở nước ngoài (CODA) đã yêu cầu toà án tại Mỹ cung cấp danh tính của những người đã tải video “review phim” lên YouTube. Sau khi nắm được danh tính, CODA đã chuyển giao cho cảnh sát tỉnh Miyagi để bắt giữ và xử ly.
Sau khi vụ án được đưa lên nhiều trang tin, nhiều người cho rằng việc trừng trị hành vi trên là thích đáng, nhưng cũng có ý kiến cho rằng liệu việc làm “tóm tắt phim” có thật sự đủ nặng để người dân phải bị ngồi tù? Nhật Bản là một trong nhiều quốc gia đặt rất nặng tầm quan trọng của bản quyền để giữ sự công bằng cho những người sáng tạo. Theo luật của họ, nếu sử dụng các tài liệu có bản quyền vào các mục đích giáo dục phi lợi nhuận và phát triển văn hoá thì có thẻ xem là hợp pháp, nhưng trục lợi bằng cách đăng lên YouTube để thu tiền quảng cáo thì gần như chắc chắn sẽ bị cảnh sát sờ gáy.
CODA cho rằng đoạn video tóm tắt phim nhanh kể trên có thời lượng 10 phút, chiếm khoảng 10% tổng thời lượng phim gốc, bên cạnh đó video cũng kể ra toàn bộ diễn biến và cốt truyện, gây tổn hại đáng kể đến lợi nhuận của các nhà làm phim. Do đó họ xác định đây là trường hợp vi phạm pháp luật.
Theo các kết quả thống kê, đã có hơn 2100 đoạn video “tóm tắt phim” được đăng tải lên bởi 55 tài khoản khác nhau trong năm vừa rồi. Điều này đã làm thiệt hại đến các nhà làm phim con số 95.6 tỷ yên, tương đương khoảng 20 ngàn tỷ vnđ. Con số này lại càng đáng lưu tâm hơn trong bối cảnh ngành công nghệ phim ảnh đang phải vật lộn để sống sót qua đại dịch. Vì sao lượng video nội dung tương tự nhiều đến thế nhưng đến nay mới có 3 người đầu tiên bị bắt? Bên cạnh những tiêu chí luận tội mà pháp luật đề ra, mức độ căng thẳng của việc tranh chấp bản quyền còn phụ thuộc vào bên sở hữu, liệu họ sẽ nhắm mắt cho qua, giải quyết trong yên lành hay quyết tâm làm lớn. Ở Nhật, hình phạt tối đa cho tội danh vi phạm bản quyền có thể lên tới 10 năm tù.
Theo JapanToday